Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm Fizeau

Bố trí của thí nghiệm Fizeau (1851)

Một tia sáng được phát ra từ một nguồn sáng S′ rồi được phản xạ bởi một gương bán mạ G và được chuẩn trực thành một chùm tia song song bởi thấu kính L. Sau khi đi qua hai khe O1 và O2, hai tia sáng được cho đi qua hai ống A1 và A2. Trong hai ống này có nước chảy theo hai chiều ngược nhau, được thể hiện bởi hai mũi tên trong hình bên trên. Các tia sáng sau đó phản xạ ở gương m được đặt ở mặt phẳng tiêu của thấu kính L′, để cho một tia luôn đi cùng chiều với dòng nước, và tia còn lại chuyển động ngược chiều với dòng nước. Sau khi đi qua rồi quay lại, tổng cộng hai lần xuyên qua hai ống nước, hai tia sáng gặp nhau ở điểm S, tại đó chúng giao thoa với nhau và tạo nên các vân giao thoa có thể được quan sát bởi một mắt kính quan sát được vẽ trên hình. Các vân giao thoa có thể được phân tích để xác định tốc độ ánh sáng đi trong từng ống.[P 1][P 2][S 2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thí nghiệm Fizeau http://www.mpiwg-berlin.mpg.de/Preprints/P265.PDF http://www.physik.uni-augsburg.de/annalen/history/... http://adsabs.harvard.edu/abs/1907AnP...328..989L http://adsabs.harvard.edu/abs/1914KNAB...17..445Z http://adsabs.harvard.edu/abs/1915KNAB...18..398Z http://adsabs.harvard.edu/abs/1963AmJPh..31...47S http://adsabs.harvard.edu/abs/1964JAP....35.2556M http://adsabs.harvard.edu/abs/1972PhRvA...5..591B http://adsabs.harvard.edu/abs/1972RSPSA.328..337J http://adsabs.harvard.edu/abs/1975RSPSA.345..351J